Đôi bàn tay là bộ phận linh hoạt nhất trên cơ thể của con người. Bàn tay giúp chúng ta làm mọi việc từ lao động, ăn uống, vệ sinh cá nhân, cầm nắm các vật... Chính vì sự linh hoạt đó mà bàn tay của con người phải tiếp xúc với rất nhiều thứ từ đồ ăn, đất cát, phân, động vật hay đơn giản là tay nắm cửa. Do phải tiếp xúc với nhiều đồ vật như vậy mà bàn tay có thể có những vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn E.coli, virus cúm, virus sởi… Nếu chúng ta không rửa tay, các vi khuẩn và virus này sẽ gieo rắc ở khắp nơi - những nơi mà chúng ta chạm tay hoặc chính những vi sinh vật này sẽ gây bệnh cho chúng ta.
A. Lợi ích của việc rửa tay với xà phòng:
- Giúp loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh có trên bàn tay.
- Giúp giảm 47% nguy cơ mắc các bệnh tiêu chảy và 30% nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp (WHO).
- Mang lại cảm giác sạch sẽ, thoải mái và phòng chống bệnh tật.
B. Các bước rửa tay với xà phòng:
- Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch, lấy xà phòng chà hai lòng bàn tay vào nhau.
- Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngòn tay.
- Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay với vòi nược tới cổ tay và làm khô tay.
Ghi chú: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trong vòng ít nhất 30 giây mỗi lần. Nếu không có xà phòng, dùng nước rửa tay khô, hoặc nước rửa tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn). Từ bước 2 đến bước 5 thưc hiện mỗi bước 5 lần.
C. Khi nào cần rửa tay với xà phòng:
- Trước, trong và sau khi chuẩn bị chế biến thức ăn;
- Trước khi ăn;
- Trước và sau khi chăm sóc người bệnh bị nôn ói hoặc tiêu chảy;
- Trước và sau khi điều trị vết xước hoặc vết thương;
- Sau khi đi vệ sinh;
- Sau khi thay tã hoặc làm sạch cho trẻ mới đi vệ sinh;
- Sau khi xỉ mũi hoặc hắt hơi;
- Sau khi chạm vào động vật, thức ăn gia súc hoặc chất thải động vật;
- Sau khi xử lý thức ăn vật nuôi hoặc vật nuôi;
- Sau khi chạm vào rác hoặc thùng rác;
- Sau khi trở về từ nơi công cộng.